Anh chàng của bạn có thể không ý thức được rằng đã bị “bắt thóp” khi bịa đặt ra một câu chuyện, nhưng bạn thì biết rõ anh ta đang “ba hoa” đến mức nào, sau khi đã đọc những dấu hiệu dưới đây.
Nếu một anh chàng quặp chân vào chân ghế khi đang ngồi, đó là dấu hiệu cho thấy anh ta đang cố giữ lại điều gì đó một cách có chủ đích. “Điều gì đó” ở đây có thể là “sự thật”.
2. Không nói lại ngay được
Hỏi anh ta một câu thật đơn giản, thắng thắn, như: “Tối qua anh ở đâu?” hoặc “Anh đang lừa dối em có phải không?”, rồi bạn sẽ thấy, một anh chàng lừa dối mất một khoảng lặng khá lâu để “phản ứng” với câu hỏi này. Hoặc là anh ta sẽ nhắc lại câu hỏi của bạn trước khi trả lời, như vậy “có vấn đề” đấy.
3. Không thoải mái khi để lộ ngón tay
Nếu anh ấy đứng mà giấu tay trong túi, có nghĩa là các ngón tay không để lộ ra ngoài - anh ấy đang bối rối. Phần của bạn là nên tìm hiểu tại sao.
4. Không thể nói theo trình tự ngược
Nếu ai đó đang kể cho bạn nghe một câu chuyện mà bạn thấy rõ ràng là bịa đặt, hãy đưa ra những câu hỏi ép họ phải kể các tình tiết theo một trình tự khác. Bởi có một điều thú vị là, khi một người thêu dệt chuyện trơn tru theo trình tự a, b, c, d anh ta có thể khá lúng túng nếu phải kể cũng câu chuyện ấy theo trình tự d, c, b, a.
5. Nhún vai vào lúc không thích hợp
Ví dụ anh ấy nói điều gì đó một cách rất dứt khoát: “Anh tụ tập với đám bạn đêm qua” song lại nhún vai, bạn hãy coi chừng nhé. Cử chỉ này cho thấy anh ấy không mấy chắc chắn với điều mình vừa khẳng định.
6. Suốt ngày nói “nhưng…”
“Anh biết nghe có vẻ lạ nhưng…”, hoặc “Em sẽ không tin chuyện này đâu nhưng…”. Nhiều khả năng những điều anh ấy nói tiếp theo sẽ là lời nói dối.
7. Lưỡi không nói dối
Nếu bạn hỏi một câu mà anh ấy ngay lập tức liếm môi trước khi trả lời, vậy có nghĩa anh ấy tin rằng mình đang sắp “ỉm đi” chuyện gì đó.
8. Nhìn lâu vào mắt bạn
Đôi khi những kẻ lừa dối rất để tâm đến việc làm sao để mình có vẻ như đáng tin: Anh ta sẽ nhìn chằm chặp vào mắt bạn trong khoảng thời gian khá là lâu, như thể muốn chứng minh với bạn rằng “anh chẳng có gì giấu em cả”.
9. Không thể thích nghi
Người nói dối còn gặp rắc rối trong việc điều chỉnh lại câu chuyện khi một trong các chi tiết bị “bóc mẽ” rằng không đúng sự thật. Do đó, nếu bạn có thể tìm ra được một điểm rõ rành rành là nói dối trong câu chuyện của chàng và chàng thì vẫn không chịu thay đổi câu chuyện ấy, hãy tin rằng tất cả phần còn lại cũng là bịa đặt.
10. “Thừa” tay
Người đang nói dối sẽ không cho bạn cơ hội kiểm chứng lại lời anh ta nói. Do đó, anh ta có thể sẽ đưa tay (một cách vô thức) lên mặt, để gãi mũi, giụi mắt hay vuốt cằm - như thể để “khóa” không cho ngôn từ tuôn thêm ra vậy.
Đăng nhận xét